Cách đọc thông số lốp xe ô tô

Nắm rõ ý nghĩa thông số lốp xe giúp người dùng biết rõ được loại lốp, cách thức sử dụng, từ đó chủ động hơn trong việc chăm sóc và bảo dưỡng hay thay thế sản phẩm lốp thật sự phù hợp với xế cưng.

Lốp xe là bộ phận quan trọng trên ô tô mà người sử dụng xe nên đặc biệt quan tâm đến. Việc trang bị đúng loại lốp sẽ giúp cho xe vận hành ổn định, chắc chắn và cân bằng, đảm bảo sự an toàn khi di chuyển. Do đó, các chuyên gia khuyên người dùng nên tìm hiểu về thông số kỹ thuật trước khi chọn thay lốp xe ô tô. Thực tế, những thông tin về lốp ô tô đều được ghi rõ trong sách hướng dẫn sử dụng xe, ở vị trí khung cửa ngay cạnh ghế lái hoặc trên nắp bình xăng, người dùng có thể tìm hiểu để chủ động trong quá trình sử dụng xe.

May be an image of text

Lấy ví dụ cụ thể như hình ảnh trên, thành lốp xe có in thông số P185/75R14 82S sẽ có ý nghĩa lần lượt như sau:

1. 'P' - Ký hiệu loại lốp xe (Tire Type)

Như trong dãy thông số trên, chữ cái đầu tiên có ý nghĩa là loại lốp dành cho một phương tiện cụ thể. Thường thì loại lốp xe ô tô sẽ được ký hiệu bằng 1 hoặc 2 ký tự chữ cái, phố biến nhất là 'P' và 'LT' và được viết đầu tiên trong dãy thông số. Trong đó:

'P' - Passenger Metric: là viết tắt của loại lốp xe dành cho phương tiện chuyên chở hành khách.

'ST' - Special Trailer: là viết tắt của xe rơ-moóc chuyên dụng.

'T' - Temporary: là viết tắt của lốp dự phòng.

'LT' - Light Truck: là viết tắt của xe bán tải/xe tải nhẹ. Hơi khác so với 3 ký tự trên, ký tự 'LT' đôi khi không nằm ở đầu tiên trong dãy thông số mà có thể nằm gần cuối. Ví dụ như 17.5 LT121/117R, lúc này ký tự 'LT' được đẩy về phía sau, thể hiện đây là loại lốp dành cho xe tải hạng nặng.

2. '185' - Ký hiệu chiều rộng của lốp xe (Tire Width)

Chiều rộng của lốp xe được xác định từ thành lốp bên này đến thành lốp bên kia và được tính bằng đơn vị mm. Thông số chiều rộng của lốp xe được in ngay đằng sau ký hiệu loại lốp. Như ví dụ trên, trong dãy thông số P205/65R15 91V, chiều rộng của lốp xe là 205 mm.

3. '75' - Ký hiệu tỷ lệ giữa chiều cao và chiều rộng của lốp (Aspect Ratio)

Tỷ số giữa độ cao của thành lốp với độ rộng của bề mặt lốp được tính bằng tỷ lệ bề dày lốp và chiều rộng lốp, tỷ số này càng thấp có nghĩa thành lốp càng ngắn. Thường thì đối với các mẫu xe chở khách thông thường, tỷ lệ này dao động từ 55 - 75%. Như trong dãy thông số ở ví dụ P185/75R14 82S trên, chiều cao thành lốp bằng 75% chiều rộng của lốp xe (185).

4. 'R' - Ký hiệu cấu trúc bên trong lốp xe (Construction Type)

Hiện tại, các mẫu xe chủ yếu thường sử dụng loại lốp có cấu trúc 'R' (Radial) có dạng bố tỏa tròn, bao gồm 1-2 sợi mành song song với nhau chạy theo hướng tâm. Ngoài ra, một số loại xe tải sử dụng loại lốp có cấu trúc 'B' (Bias) dạng bố chéo có lớp đai bọc bên ngoài dưới gai lốp.

Theo các chuyên gia tư vấn kỹ thuật xe, trước đây, cấu trúc lốp xe còn có các loại như 'D' hoặc 'E' tuy nhiên không đạt được hiệu năng như mong muốn nên đã dần không còn được ứng dụng nhiều.

5. '14' - Ký hiệu đường kính mâm xe (Wheel Diameter)

Sau ký hiệu kết cấu lốp xe là thông số đường kính mâm xe (la zăng/vành xe), được tính bằng đơn vị inch (1 inch = 2,54 cm). Thông thường, đường kính mâm xe dao động từ 8 - 28 inch và được xác định tròn số. Tuy nhiên, cũng có 1 vài loại xe như rơ-moóc và xe tải hạng nặng, thông số này là số lẻ, ví dụ như 17.5, 18.5 hay 19.5.

Ứng với ví dụ mẫu, trong thông số lốp xe P185/75R14 82S, đường kính mâm xe là 14 inch.

6. '82' - Ký hiệu tải trọng của lốp xe (Load Index)

Đứng sau thông số đường kính mâm xe là ký hiệu tải trọng cho phép của lốp xe đó. Thường thì ký hiệu tải trọng lốp xe từ 75 - 105, tương ứng với khả năng lốp xe chịu tải được từ 380 - 925 kg. Bạn có thể tham khảo bảng tải trọng của lốp xe dưới đây:

May be an image of text that says

Như ví dụ trên, trong thông số P185/75R14 82S, lốp xe này có thể chịu tải trọng ở mức 475 kg.

7. 'S' - Ký hiệu tốc độ tối đa của lốp xe (Speed Rating) 

Tốc độ tối đa mà lốp xe đạt được thường được ký hiệu bằng chữ cái, từ A - Z tương ứng với tốc độ cụ thể.

May be an image of text that says

Với chữ cái 'S' như ví dụ mẫu, lốp xe này có thể đạt tốc độ tối đa là 180 km/h.

Ngoài những thông số cơ bản trên, người sử dụng xe có thể tham khảo thêm 1 số thông số quan trọng khác cũng được in trên thành lốp như sau:

1. Tiêu chí để đánh giá chất lượng lốp xe (UTQG)

Chất lượng lốp xe bao gồm 3 tiêu chuẩn đánh giá:

- Chỉ số kháng nhiệt (Temperature): Chỉ số này thể hiện khả năng chịu nhiệt của lốp xe khi chạy đường dài ở tốc độ cao. Trong đó, chỉ số này được chia ra làm 3 mức độ, đó là: A (Tốt nhất), B (Trung bình), C (Chấp nhận được).

- Chỉ số kháng mòn (Treadwear): Có 3 mức độ đánh giá dựa trên con số 100, bao gồm: Trên 100 (Tốt hơn), 100 (Đạt chuẩn), Dưới 100 (Kém hơn).

- Chỉ số bám đất (Traction): bao gồm 4 mức độ AA, A, B và C (AA là mức cao nhất). Nếu chỉ số này dưới mức C, có nghĩa là lốp xe này không đủ tiêu chuẩn để trang bị cho phương tiện tham gia giao thông.

2. Thời gian sản xuất của lốp xe ô tô

Trên thành lốp bao giờ cũng có 1 dãy mã số, gồm có 4 chữ số. Đây là ký hiệu giúp người dùng nhận biết lốp xe được sản xuất vào khoảng thời gian nào. Ví dụ như trên thành lốp có số ''4121'', có nghĩa lốp xe này được sản xuất vào tuần thứ 41 của năm 2021.

Rõ ràng với việc nắm rõ ý nghĩa và cách đọc thông số lốp xe ô tô sẽ giúp cho người sử dụng chủ động hơn trong việc lái xe an toàn cũng như chăm sóc bảo dưỡng bộ phận này tốt hơn. Chưa kể đến, nếu như phải thay thế lốp xe, chủ xe cũng có thể nhận biết được loại lốp xe nào thật sự phù hợp với chiếc xế của mình, tránh tình trạng mất tiền oan lại không đảm bảo an toàn.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi Xưởng dịch vụ 3s Hyundai Phạm Văn Đồng nếu xế yêu của bạn gặp sự cố - Hotline: 0904 59 59 88

>>>> Tham khảo: Những dấu hiệu lốp ô tô xuống cấp cần thay thế

Hotline: 090 622 3737